Ngày nay, trà thảo mộc ngày càng được ưa chuộng nhờ vào những lợi ích tốt cho sức khỏe và hương vị dễ chịu. Vậy trà thảo mộc gồm những gì? Bài viết này Trà Tâm Nhiên sẽ giới thiệu đến bạn các thành phần chính thường có trong trà thảo mộc, công dụng cụ thể của từng loại và cách pha chế để tận hưởng tối đa lợi ích của loại trà tự nhiên này nhé
Khám Phá Trà Thảo Mộc Gồm Những Gì?
Trà thảo mộc có thành phần chính bao gồm lá, thân, cành, hoa, nụ, quả và rễ cây. Những thành phần này có thể được sử dụng tươi hoặc làm khô, chúng chủ yếu được chế biến ở nhiệt độ ổn định (khoảng từ 40 °C – 60 °C). Một số loại trà thảo mộc được giữ nguyên chất hoặc được lát mỏng, nghiền mịn giúp phát huy tối ưu nhất về tác dụng của thảo dược trong khi pha trà.
Quá trình pha trà thảo mộc, người tiêu dùng sử dụng một tỷ lệ riêng của từng thành phần để pha trà hoặc kết hợp chúng với nhau để chế tạo ra một thức uống hỗn hợp. Có những loại trà truyền thống sử dụng một loại thảo dược duy nhất bao gồm táo đỏ, lá sen, hoa cúc và hoa hồng,.. để tạo ra loại đồ uống ngon và tốt cho sức khỏe mỗi ngày.
Hiện nay xu hướng sử dụng trà thảo mộc nguyên chất kết hợp đa thành phần với nhau đang trở nên phổ biến. Những loại trà thảo mộc được kết hợp một vài thành phần có chức năng tương đồng hoặc khác nhau, tạo thành một loại đồ uống bổ dưỡng và đồng thời tương trợ trong việc chữa nhiều bệnh lý khác nhau.
Các Loại Trà Thảo Mộc Phổ Biến?
Vừa rồi Trà Tâm Nhiên đã giúp các bạn khám phá về trà thảo mộc gồm những gì và sau đây sẽ chia sẻ với bạn một số loại trà thảo mộc phổ biến hiện nay:
1.Trà Hoa Cúc
Trà hoa cúc nổi tiếng với tác dụng làm giảm mệt mỏi và thường xuyên được sử dụng giúp giấc ngủ trở nên ngon lành.
Theo hai nghiên cứu đã chứng minh rằng tác dụng của trà hoa cúc hoặc chiết xuất từ hoa cúc trong cải thiện chất lượng giấc ngủ ở con người. Trong một nghiên cứu trên 80 phụ nữ sau sinh nở gặp vấn đề rối loạn giấc ngủ, họ uống trà hoa cúc khoảng hai tuần đã cải thiện đáng kể giấc ngủ và làm giảm triệu chứng trầm cảm. Một nghiên cứu khác trên 34 phụ nữ bị mất ngủ cho thấy một số cải thiện đáng kể thời gian thức dậy vào ban đêm, thời lượng giấc ngủ và hiệu quả làm việc ban ngày sau khi sử dụng chiết xuất hoa cúc hai lần mỗi ngày.
Hơn nữa, hoa cúc không những có lợi cho giấc ngủ mà còn được cho là có tác dụng kháng virus, chống viêm và giải độc gan.
Nghiên cứu trên chuột đã tìm thấy bằng chứng lâm sàng cho thấy hoa cúc có thể giúp chống tiêu chảy và loét dạ dày. Đồng thời con giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh tiền kinh nguyệt, chứng tiểu đường loại 2 cho thấy cải thiện đáng kể lượng glucose trong máu, insulin và lipid máu.
Mặc dù còn nhiều nghiên cứu hơn nhằm chứng minh những lợi ích trên, bằng chứng sơ bộ cho thấy trà hoa cúc có thể đem lại nhiều ích lợi cho sức khoẻ.
2. Trà bạc hà
Trà bạc hà cũng là một loại trà thảo dược thông dụng hiện nay. Dù được sử dụng rộng rãi nhằm cải thiện chức năng đường tiêu hoá, trà bạc hà cũng có công dụng giúp chống oxy hoá, chống ung thư, kháng nấm và kháng ký sinh trùng. Các sản phẩm dầu bạc hà, cũng như các loại thảo dược khác, đã được báo cáo giúp giảm triệu chứng khó tiêu, buồn nôn và đau dạ dày. Bằng chứng cũng cho thấy dầu bạc hà có tác dụng đối với sự ức chế co thắt đường ruột, dạ dày và ruột kết. Nghiên cứu đã vài lần chứng minh rằng dầu bạc hà có tác dụng làm giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
Vì vậy, khi bị vấn đề về tiêu hoá, cho dù là táo bón, buồn nôn hay khó tiêu, thì trà bạc hà là một bài thuốc thiên nhiên hoàn hảo mà bạn nên thử.
3. Trà gừng
Trà gừng là một loại thức uống có hương vị cay và nồng, được biết đến với đặc tính chống oxy hoá cao và kháng khuẩn. Ngoài ra, trà gừng cũng có tác dụng chống viêm và tăng cường miễn dịch, nhưng tốt nhất là sử dụng như một phương thuốc để chống buồn nôn.
Các nghiên cứu đã phát hiện thấy rằng uống trà gừng có tác dụng giảm buồn nôn, đặc biệt là trong thời gian đầu tiên của thai kỳ. Nó cũng có thể giảm buồn nôn trong bệnh ung thư và thậm chí là say tàu xe. Có bằng chứng cho thấy trà gừng có thể giúp giảm loét dạ dày và làm giảm triệu chứng khó tiêu hoặc táo bón.
Gừng cũng có thể giảm đau bụng và cải thiện triệu chứng kinh nguyệt. Một số nghiên cứu đã chứng minh uống trà gừng giảm đau ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
4. Trà sả – trà thảo mộc tốt cho cơ thể
Trà sả là sự pha trộn giữa các thành phần bao gồm mật ong, quế, sả, lá bạc hà cùng tinh dầu sả. Trà sả vừa có hương vị thơm ngon dễ uống và giúp giữ ấm cơ thể, điều trị cảm sốt, khô mũi họng vừa làm dịu cơn ho hiệu quả. Bên cạnh đó, trà sả mật ong có khả năng chống lão hoá, phòng ngừa ung thư mà còn giúp giảm thiểu tình trạng khó chịu về dạ dày.
5. Trà cam quế mật ong
Trà cam quế mật ong là sự kết hợp tuyệt vời giữa các thành phần bao gồm cam, mật ong, quế cùng nước sôi. Thức uống này cũng tốt cho hệ thống thần kinh trung ương, giúp giảm thiểu các cơn buồn nôn, tiêu chảy và ợ nóng. Ngoài ra, mật ong còn có công dụng làm giảm nhu động ruột và axit dạ dày. Uống trà cam quế mật ong mỗi ngày sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch, điều hoà tiêu hoá, lợi tiểu và cải thiện tâm trạng.
Công Dụng Của Trà Thảo Mộc
Trà thảo mộc không chỉ mang lại hương vị thơm ngon mà còn có những tác dụng tích cực đến sức khỏe, bao gồm:
- Tăng Cường Hệ Miễn Dịch
Nhiều loại thảo mộc như gừng, quế và hoa cúc chứa các chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác động của gốc tự do, từ đó tăng cường hệ miễn dịch. - Giảm Căng Thẳng, Tăng Cường Sức Khỏe Tinh Thần
Một số loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà bạc hà có tác dụng làm dịu, giảm căng thẳng và giúp cải thiện tâm trạng. - Hỗ Trợ Tiêu Hóa
Các thành phần như bạc hà, gừng, cam thảo đều có công dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp giảm đầy hơi, khó tiêu và cải thiện hấp thụ chất dinh dưỡng. - Giảm Cân và Thanh Lọc Cơ Thể
Trà thảo mộc như trà lá sen, trà atiso thường được biết đến với khả năng hỗ trợ giảm cân, loại bỏ độc tố và thanh lọc cơ thể. - Cải Thiện Giấc Ngủ
Những người khó ngủ có thể thử uống trà thảo mộc từ hoa cúc, lạc tiên để cải thiện giấc ngủ, mang lại cảm giác thư giãn và dễ chịu.
Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Trà Thảo Mộc
Trà thảo mộc tuy tốt nhưng cần được sử dụng đúng cách để tránh tác dụng phụ. Một số lưu ý khi sử dụng trà thảo mộc bao gồm:
- Sử Dụng Đúng Liều Lượng
Không nên uống quá nhiều, nên duy trì từ 1-2 cốc mỗi ngày. - Tránh Uống Khi Đói
Một số loại thảo mộc như gừng, bạc hà có thể gây kích thích dạ dày khi uống lúc đói. - Lựa Chọn Nguồn Gốc Uy Tín
Hãy chọn mua nguyên liệu từ các nhà cung cấp uy tín để đảm bảo không có thuốc trừ sâu hay hóa chất độc hại.
Bài viết trên đây Trà Tâm Nhiên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về trà thảo mộc gồm những gì? Và khám phá về các loại trà phổ biến và công dụng của trà thảo mộc. Hy vọng rằng sau khi đọc bài viết này giúp bạn dễ dàng chọn sản phẩm trà thảo mộc phù hợp với mình. Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng sản phẩm trà thảo mộc thì Trà Tâm Nhiên cũng là một sự lựa chọn tốt cho bạn. Chúng tôi cam kết về sản phẩm tự nhiên, chất lượng và an toàn vệ sinh.
Đừng quên follow Fanpage Trà Tâm Nhiên để cập nhật những tin tức mới và các ưu đãi hấp dẫn nhé!